Cách lắp rèm cửa sổ đúng cách, đơn giản tại nhà

Rèm cửa sổ là vật dụng cần thiết lắp tại cửa sổ giúp hạn chế ánh sáng vào nhà và tạo sự riêng tư trong căn phòng. Đồng thời rèm cửa có thể làm vật trang trí khi kéo kín. Hãy cùng chúng tôi khám phá những cách lắp rèm cửa sổ đúng kỹ thuật, nhanh và an toàn qua bài viết dưới đây.

rèm cửa sổ cho phòng ngủ

Nội dung chính

Cách chọn rèm cửa sổ phù hợp theo sở thích

Hiện nay trên thị trường cung cấp rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu để tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống. Nếu bạn đang băn khoăn không biết chọn loại rèm nào thì có thể tham khảo chia sẻ của chúng tôi:

Rèm vải sang trọng

Rèm vải rất đa dạng về chất liệu, tạo cảm giác khác nhau khi chạm vào hay trải nghiệm sử dụng từng mẫu rèm. Một số loại chất liệu vải thông thường được sử dụng là:

  • Vải solid – vải cứng: Vải solid là loại vải dày, khả năng cản sáng lên tới 99%, chống ồn, chống bám bụi tốt nhất trong các loại rèm vải. Vì vậy, đây là loại vải thường được sử dụng cho phòng khách.

Rèm solid cho phòng khách

  • Vải gấm: Các loại vải gấm thông dụng là vải gấm lụa, vải gấm bố, vải gấm thêu, vải gấm nhung dành cho nơi công cộng hoặc nơi thông tầng bởi khả năng cản sáng vừa phải.
Rèm vải gấm phòng ngủ
Rèm vải gấm phòng ngủ
  • Vải voan: Vải voan tương đối mỏng, được sử dụng nhiều làm rèm vải cửa sổ. Màu vải đa phần là trắng, đôi khi màu be hoặc kem. Khả năng cản sáng của rèm vải voan chỉ khoảng 50% nhưng bù lại cho cảm giác nhẹ nhàng, thư thái.

Rèm vải voan cho phòng khách

Rèm voan

Rèm voan đang được phân phối ngoài thị trường chia làm 3 loại:

  • Rèm voan trơn, một màu: loại phổ biến nhất, đa phần là rèm màu trắng và tích hợp trong bộ rèm 2 lớp.
  • Rèm voan hoa văn: rèm được may cách điệu thêm các hoa văn như đường kẻ, ô vuông, bông hoa,… được dùng nhiều trong spa hoặc nhà ở.
  • Rèm vải voan thêu: loại chất lượng cao, được may thêu tỉ mỉ với họa tiết độc đáo, dùng để trang trí tại khu vực sang trọng, lịch sự.

Rèm vải Voan

Rèm sáo nhôm

Rèm sáo nhôm có khả năng đóng mở các lá rèm linh hoạt với cơ chế xoay 180 độ. Vẻ đẹp của loại rèm này nằm ở sự đơn giản cả về kết cấu lẫn màu sắc, giúp nó được ứng dụng trong rất nhiều không gian từ trong nhà cho đến văn phòng, cơ quan, trường học,…

Rèm sáo nhôm cho văn phòng
Rèm sáo nhôm cho văn phòng

Rèm gỗ tự nhiên

Nếu không gian nhà bạn mang phong cách truyền thống với nội thất từ gỗ, vải thì bộ rèm sẽ này là mảnh ghép hoàn hảo dành cho bạn. Với thiết kế kiểu cổ điển, truyền thống mà sang trọng của rèm gỗ sẽ mang lại hơi thở của thiên nhiên, của làng quê vào trong không gian sống của bạn.

Rèm gỗ tự nhiên Thanh Phượng
Rèm gỗ tự nhiên Thanh Phượng

Rèm Roman

Rèm Roman có hai loại là rèm xếp lớprèm xẻ quạt. Rèm xếp lớp phổ biến hơn cả, là loại cấu thành từ nhiều tầng vải ngang xếp chồng lên nhau. Rèm xẻ quạt có phần đuôi rèm tròn xẻ hình quạt độc đáo. Rèm Roman có thể được sử dụng cho phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn hay phòng làm việc.

Rèm Roman Thanh Phượng
Rèm Roman Thanh Phượng

=>> Đọc thêm: Bật mí cách chọn rèm cửa phù hợp không gian

Chuẩn bị trước khi lắp đặt rèm cửa

Chuẩn bị dụng cụ lắp đặt

  1. Thanh treo rèm và các phụ kiện đi kèm: Thanh treo rèm là phần cốt lõi của hệ thống rèm cửa, giúp giữ rèm cửa cố định. Các phụ kiện đi kèm như giá đỡ, móc treo, vít, nở, bu lông giúp bạn gắn chắc chắn thanh treo lên tường hoặc khung cửa.
  2. Dây kéo: Dây kéo thường được sử dụng cho rèm cuốn và rèm Roman để điều khiển việc mở và đóng rèm một cách dễ dàng, điều chỉnh độ cao của rèm và giữ cho rèm cửa luôn ở vị trí mong muốn.
  3. Thang hoặc ghế thang: Những dụng cụ này giúp bạn tiếp cận các vị trí cao hơn, như khi lắp đặt rèm cửa sổ ở trên. Điều này đảm bảo bạn có thể làm việc một cách an toàn và dễ dàng trên các vị trí khó tiếp cận.
  4. Máy khoan, ốc vít, nở, bu lông, tắc kê: Đây là dụng cụ và vật liệu cần thiết để gắn chắc chắn thanh treo và các phần của rèm lên tường hoặc khung cửa. Máy khoan được sử dụng để khoan lỗ, ốc vít, nở, bu lông và tắc kê được sử dụng để gắn cố định thanh treo.
  5. Khăn lau: Dùng để lau sạch bụi, dơ bẩn trước khi lắp rèm và sau khi hoàn thành để đảm bảo rèm cửa sạch sẽ.
  6. Giá đỡ hứng bụi: Đặt dưới vị trí làm việc để hứng bụi và mảnh vụn khi bạn khoan lỗ hoặc gắn các bộ phận rèm.
  7. Găng tay: Để bảo vệ tay khỏi các vật liệu sắc nhọn, bụi bẩn.

cách lắp rèm 2 lớp

Tất cả những dụng cụ và vật liệu trên đều đóng vai trò quan trọng trong việc lắp đặt rèm cửa sổ an toàn và hiệu quả. Trước khi bắt đầu, luôn đảm bảo bạn đã đọc hướng dẫn từ nhà sản xuất và tuân theo các biện pháp an toàn khi làm việc.

Xác định vị trí treo rèm

Vị trí treo rèm cách phía trên mép cửa 10 – 30cm với rèm vải phủ tùy theo thiết kế. Với rèm lắp lọt thì vị trí đó là phía dưới mép cửa sổ, cách mép khoảng 3 – 7cm. Sau khi đã xác định khoảng cách của rèm với cửa, tiếp theo chủ nhà cần đánh dấu vị trí cố định rèm để tiến hành khoan bắt vít.

cách lắp rèm cầu vồngXác định vị trí lắp đặt rèm

=>> Xem: Hướng dẫn lắp thanh treo rèm cửa chuẩn kỹ thuật để hiểu hơn về tầm quan trọng của vị trí khi lắp rèm

Cách lắp rèm cửa tại nhà dễ dàng

Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách lắp rèm cửa tại nhà theo từng bước cụ thể, bạn hãy theo dõi nhé. Lưu ý là mỗi loại rèm cửa sẽ có cách lắp đặt khác nhau nhưng nó sẽ giống nhau ở các bước dưới đây:

Bước 1: Đo kích thước của cửa sổ và rèm cửa

Đầu tiên để có thể treo rèm cửa đẹp thì bạn cần phải đo kích thước của cửa sổ giúp chọn được rèm cho phù hợp. Vì có một số loại rèm cửa bạn sẽ không thể cắt bớt hay may thêm nếu như bạn chọn sai kích thước cho cửa sổ. Nếu làm như vậy rèm cửa sẽ mất đi vẻ đẹp ban đầu và cũng khiến bạn mất nhiều thời gian để sửa lại.

Đo kích thước của cửa sổ và rèm
Cần xác định được vị trí lắp rèm

Bạn hãy dùng thước để có thể đo được chính xác chiều cao và chiều rộng của cửa sổ. Ngoài ra bạn có thể để nhân viên kỹ thuật đến giúp bạn đo đạc một cách chính xác. Rèm Thanh Phượng có dịch vụ lắp đặt rèm trọn gói, giúp bạn đo đạc và lắp đặt rèm cửa một cách nhanh chóng.

Bước 2: Lựa chọn rèm cửa có kích thước phù hợp

Sau khi bạn đã đo được kích thước chính xác của cửa sổ cần lắp rèm thì bước này sẽ là lựa chọn một tám rèm phù hợp với không gian và nhu cầu của bạn. Có nhiều yếu tố để bạn có thể chọn được một tấm rèm ưng ý, chọn rèm theo chất liệu, màu sắc, tính năng của rèm,…Bạn có thể xem thêm cách lựa chọn rèm cửa cho từng không gian tại cửa hàng của Rèm Thanh Phượng.

Thông thường việc chọn rèm thì bạn có thể tham khảo thêm từ tư vấn của nhân viên bán hàng để có thể chọn được tấm rèm phù hợp. Về chiều dài của rèm thì bạn nên chọn rèm có chiều rộng và cao hơn cửa sổ khoảng 10cm là phù hợp nhất. Điều này sẽ giúp rèm có sự cân đối với cửa sổ cho ra một tổng thể hài hòa với không gian

Bước 3: Cố định thanh treo rèm

Rèm cửa có 2 phần quan trọng đó là thanh treo rèm và phần rèm cửa. Trước khi cố định thanh treo rèm thì bạn sẽ cần xác định được vị trí treo rèm sao cho phù hợp với cửa sổ, chiều dài của rèm. Với các mẫu rèm vải, rèm lá dọc thì bạn nên để thanh treo rèm cao hơn cửa sổ khoảng 10cm, đối với rèm cuốn, rèm nhôm thì có thể treo rèm sát với khung cửa sổ sẽ là thích hợp nhất.

Cố định thanh treo rèm

Sau khi đã xác định được vị trí của thanh treo rèm thì bạn có thể tiến hành cố định thanh treo rèm. Thì tùy tùng loại rèm mà bạn có thể lựa chọn các loại thanh treo phù hợp. Việc cố định thanh treo không quá khó khăn, bạn chỉ cần cố định nó bằng đinh vít đã chuẩn bị trước đó là được.

Bước 4: Gắn rèm lên thanh treo

Bước này bạn chỉ cần gắn rèm lên thanh treo đã cố định ở trên. Việc này sẽ khá đơn giản khi bạn định treo các loại rèm cuốn, rèm roman, rèm cuốn cầu vồng. Chỉ cần gắn rèm lên là được, nhưng đối với rèm vải bạn sẽ phải gắn rèm sao cho tạo thành các nếp sóng để đảm bảo tính thẩm mỹ của rèm. Lưu ý là cần phải gắn rèm một cách chính xác để rèm được treo thẳng và không bị lệch.

Gắn rèm lên thanh treo

Bước 5: Kiểm tra và vệ sinh rèm

Sau khi đã lắp xong thì bạn sẽ cần phải kiểm tra và sử dụng thử để chắc rằng rèm hoạt động một cách tốt nhất. Khi bạn đã kiểm tra xong thì nên vệ sinh lại rèm, bạn có thể dùng bàn là hơi để ủi lại rèm vải hoặc dùng khăn ẩm cho các loại rèm cuốn, rèm lá dọc,…

Su dung vai mem de ve sinh be mat manh go
Sử dụng vải mềm để vệ sinh bề mặt mành gỗ

Hướng dẫn cách lắp rèm vải tại nhà

Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt rèm vải đúng kỹ thuật và an toàn, tạo điểm nhấn cho nội thất nhà bạn.

Bước 1: Lắp đặt thanh treo rèm vải

Đầu tiên, bạn cần đo đạc chính xác vị trí lắp đặt thanh treo rèm. Sử dụng thước dây và bút chì để đánh dấu vị trí trên tường, đảm bảo khoảng cách giữa thanh treo và mép cửa đủ để rèm che phủ hoàn toàn. 

Thanh tròn treo rèm

Hãy kiểm tra độ chắc chắn của thanh treo để tránh trường hợp rèm bị lệch hoặc không trượt mượt mà. Thanh treo rèm không chỉ cần chắc chắn mà còn phải cân đối với không gian nội thất, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của rèm vải.

Bước 2: Gắn các ore (móc) rèm lên thanh treo

Sau khi thanh treo được cố định, bạn tiến hành gắn móc rèm. Mỗi loại rèm vải sẽ có kiểu móc phù hợp, từ móc tròn đến móc bấm, nên hãy chọn loại móc tương thích với thiết kế rèm. Cẩn thận luồn từng móc rèm vào thanh treo, giữ khoảng cách đều đặn để rèm có thể di chuyển một cách mượt mà.

Sau khi gắn móc, kiểm tra bằng cách kéo rèm qua lại. Nếu rèm không trượt trơn tru, hãy kiểm tra lại thanh treo xem có bị lệch hay vít lỏng không. 

Bước 3: Cố định rèm lên móc treo và kiểm tra

Cuối cùng bạn cần gắn rèm vải lên các móc đã cố định. Tùy theo kiểu rèm, bạn có thể sử dụng dây buộc hoặc móc cố định để giữ rèm chắc chắn. Đảm bảo từng nếp rèm được phân bố đều, giúp rèm có độ phồng và rủ tự nhiên, tăng tính thẩm mỹ cho không gian.

lắp rèm cửa sổ

Sau khi hoàn tất, hãy kiểm tra lại bằng cách kéo rèm qua lại nhiều lần để chắc chắn mọi thứ đều hoạt động. Nếu rèm bị nhăn, bạn có thể dùng bàn ủi hơi nước để làm phẳng. Với các loại rèm vải chống nắng, hãy đảm bảo chúng phủ kín cửa sổ để đạt hiệu quả chắn sáng và cách nhiệt tối ưu.

Hướng dẫn cách lắp rèm cuốn, rèm cầu vồng, rèm sáo nhôm, rèm roman tại nhà

Rèm cuốn, rèm cầu vồng, rèm sáo nhôm và rèm roman tuy là những mẫu rèm khác nhau nhưng chúng có cùng cách hoạt động nên việc lắp đặt cũng không có quá nhiều khác biệt. Dưới đây là cách lắp đặt những mẫu rèm nói trên, bạn có thể theo dõi để biết thêm thông tin.

Bước 1: Lắp giá đỡ của rèm lên tường

rèm cửa

Đầu tiên, bạn cần xác định vị trí lắp rèm cuốn. Đo đạc kích thước cửa sổ cẩn thận để đảm bảo rèm phù hợp và có khoảng cách vừa đủ cho thao tác kéo lên hoặc thả xuống. Sau đó:

  • Đánh dấu vị trí khoan: Sử dụng bút chì hoặc bút đánh dấu để ghi chú các điểm cần khoan trên tường hoặc khung cửa. Lưu ý, hãy đo từ hai bên mép cửa sổ vào để rèm cân đối.
  • Khoan lỗ: Dùng khoan cầm tay để khoan lỗ tại các vị trí đã đánh dấu. Nếu tường là bê tông, hãy sử dụng mũi khoan phù hợp.
  • Bắt vít và lắp giá đỡ: Cố định giá đỡ bằng vít và đảm bảo chúng chắc chắn. Đây là bước nền tảng quan trọng để rèm cuốn hoạt động mượt mà.

Bước 2: Gắn khung rèm vào giá đỡ

Sau khi giá đỡ đã được lắp chắc chắn, bạn tiến hành gắn khung rèm.

  • Đặt khung rèm vào giá đỡ: Căn chỉnh khung rèm với các vị trí gắn trên giá đỡ. Khung của rèm cần nằm ngay ngắn và cân bằng.
  • Cố định khung rèm: Dùng tay hoặc dụng cụ chuyên dụng để đảm bảo khung rèm được gắn chặt vào giá đỡ.

Khung rèm phải được đặt đúng vị trí để đảm bảo khi kéo rèm, dây kéo không bị rối hoặc lệch.

Bước 3: Lắp hộp rèm cuốn vào khung rèm và lắp dây kéo 

Bước cuối cùng là hoàn thiện hệ thống rèm cuốn, đảm bảo chúng hoạt động ổn định.

  • Lắp hộp rèm cuốn: Đưa hộp rèm cuốn vào vị trí khung rèm đã lắp đặt trước đó. Kiểm tra các khớp nối để đảm bảo chúng ăn khớp.
  • Lắp dây kéo: Dây kéo là phần giúp điều chỉnh rèm lên xuống, vì vậy cần lắp đặt chính xác. Hãy đảm bảo dây kéo đủ căng và không bị xoắn.

Cuối cùng bạn cần kiểm tra xem rèm đã hoạt động được chưa. Kéo thử rèm lên xuống để đảm bảo rèm vận hành trơn tru. Nếu phát hiện lỗi, hãy điều chỉnh giá đỡ, khung rèm hoặc dây kéo ngay lập tức.

lắp rèm cửa sổRèm cuốn cửa sổ

Hướng dẫn cách lắp rèm gỗ tại nhà

Bước 1: Đo đạc vị trí lắp đặt

Cần đo đạc chính xác kích thước khung cửa sổ để rèm gỗ phù hợp nhất. Sử dụng thước dây để đo chiều rộng và chiều cao của cửa sổ. Hãy đảm bảo rằng bạn đo từ mép này sang mép kia, bao gồm cả phần không gian thừa bên ngoài nếu bạn muốn rèm che phủ hoàn toàn.

Rèm gỗ mê linh mang phong cách mộc mạc yên bình

Ngoài ra, việc xác định vị trí lắp đặt (trong khung cửa hay ngoài khung cửa) là rất quan trọng. Nếu lắp trong khung cửa, rèm cần có kích thước vừa với cửa; nếu lắp ngoài khung cửa, bạn nên cộng thêm từ 5-10 cm cho chiều rộng và chiều cao để đảm bảo khả năng che chắn tối ưu. Đừng quên sử dụng bút chì để đánh dấu vị trí cần khoan và lắp đặt giá đỡ rèm.

Bước 2: Tiến hành treo lá gỗ lên khung đỡ

Tiến đến bạn có thể bắt đầu treo rèm gỗ vào khung. Nhấc rèm gỗ lên và đặt các móc hoặc thanh ngang vào vị trí đã lắp đặt trên giá đỡ. Hãy cẩn thận để không làm xước hoặc cong vênh các thanh gỗ trong quá trình này.

Bước 3: Lắp đặt khung gỗ

Bước tiếp theo là cố định khung gỗ (hay giá đỡ rèm) vào tường. Bạn cần sử dụng máy khoan để tạo lỗ tại các điểm đã đánh dấu trước đó. Sau đó, gắn vít nở vào lỗ khoan và cố định giá đỡ bằng vít.

Khi gắn giá đỡ, hãy đảm bảo khoảng cách đều nhau giữa các điểm để rèm được treo cân đối. Lưu ý rằng giá đỡ cần được lắp chắc chắn để tránh tình trạng rèm bị rơi hoặc lỏng lẻo trong quá trình sử dụng.

Nếu rèm gỗ của bạn có cơ chế kéo dây, hãy lắp các chi tiết như dây kéo, thanh điều chỉnh trước khi cố định rèm vào giá đỡ. Điều này giúp bạn dễ dàng điều chỉnh rèm sau khi lắp xong.

lắp rèm cửa sổRèm gỗ lắp cửa sổ

Hướng dẫn cách lắp rèm lá dọc tại nhà

Rèm lá dọc có cấu tạo từ nhiều lớp lá xếp dọc song song nhau, nối với hộp rèm qua các móc treo di động. Nhìn chung cách lắp rèm lá dọc cho cửa sổ khá giống với việc lắp lớp rèm vải may định vị khi lắp rèm 2 lớp.

Bước 1: Lắp giá đỡ hộp rèm lên tường

Sử dụng thước dây để đo khoảng cách và đảm bảo hộp rèm nằm cân đối so với cửa sổ. Dùng bút đánh dấu các điểm lắp giá đỡ trên tường. Tiếp theo, sử dụng máy khoan để tạo lỗ và cố định giá đỡ bằng vít và tua vít.

rèm lá dọc văn phòng giá rẻ 03

Trong bước này, điều quan trọng là đảm bảo giá đỡ được lắp chắc chắn để chịu được trọng lượng của rèm và hoạt động trơn tru trong quá trình sử dụng. 

Bước 2: Lắp lá rèm vào trong hộp rèm

Sau khi hoàn thiện giá đỡ, bước tiếp theo là lắp các lá rèm vào hộp rèm. Tiến hành gắn từng lá rèm vào các khớp trong hộp rèm theo thứ tự từ trái sang phải.

Hãy chắc chắn rằng các lá rèm được gắn đều, không bị xô lệch, để đảm bảo rèm có thể xoay và kéo thả một cách mượt mà. 

Bước 3: Gắn hộp rèm đã lắp sẵn lá rèm lên giá đỡ

Khi các lá rèm đã được lắp hoàn thiện, bạn chỉ cần gắn hộp rèm lên giá đỡ đã chuẩn bị từ trước. Đưa hộp rèm vào đúng vị trí và nhấn nhẹ để hộp khớp chắc chắn với giá đỡ.

rèm lá dọc màu hồng

Cuối cùng, hãy kiểm tra tổng thể bằng cách kéo dây điều khiển để thử hoạt động của rèm. Đảm bảo rằng rèm lá dọc có thể xoay, kéo thả một cách dễ dàng và không gặp trở ngại.

 

Lợi ích của việc lắp rèm cửa sổ

  • Che chắn ánh sáng: Rèm cửa giúp giảm ánh sáng và nhiệt của ánh nắng mặt trời mạnh. Điều này giúp không gian trong nhà mát mẻ và thoải mái hơn.
  • Tạo không gian riêng tư: Rèm cửa sổ giúp chắn tầm nhìn từ bên ngoài, tăng sự riêng tư cho không gian của mình
  • Tính thẩm mỹ cao: Hiện nay trên thị trường cung cấp rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng rèm cửa sổ phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng
  • Cải thiện giấc ngủ: Rèm cửa sổ giúp tạo không gian yên tĩnh, không bị ánh sáng chiếu vào gây khó chịu, mất ngủ
  • Lắp đặt đơn giản hơn: So với việc lắp rèm cửa chính thì lắp rèm cửa sổ đơn giản hơn. Lý do là bởi rèm cửa sổ có kích thước nhỏ gọn hơn so với rèm cửa chính, ngoài ra các phụ kiện rèm cửa sổ cũng thường nhỏ gọn hơn vậy nên rất dễ di chuyển trong quá trình lắp đặt.

Lắp rèm cầu vồng tại Văn Phòng 444 Hoàng Hoa Thám

Thi công rèm cửa tại Hoàng Hoa Thám

Đơn vị thi công lắp rèm cửa sổ uy tín tại Hà Nội

Bài viết trên là những chia sẻ của chúng tôi về cách lắp đặt rèm cửa dễ dàng tại nhà. Chỉ với các bước đơn giản, chủ nhà đã có thể tự lắp rèm cửa sổ cho nhà mình. Nhưng nếu không có thời gian lắp đặt thì Rèm Thanh Phượng hoàn toàn có thể giúp bạn. Chúng tôi là đơn vị hàng đầu trong việc lắp đặt rèm cửa trên địa bàn Hà Nội.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn có đội ngũ giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết nhất đảm bảo chất lượng trên từng con ốc vít. Hãy liên hệ Hotline : 097.836.3333 – 094.868.6666 để được hỗ trợ sớm nhất!

5/5 - (2 bình chọn)