Bật mí cách lắp rèm lá dọc đơn giản, chi tiết nhất

Hiện nay, rèm lá dọc ngày càng phổ biến và được sử dụng nhiều ở các không gian như phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc. Tuy nhiên, không phải ai mua về cũng dễ dàng có thể lắp đặt thành công. Trong bài viết sau đây, Rèm Thanh Phượng sẽ hướng dẫn bạn cách lắp rèm lá dọc đơn giản, nhanh chóng nhất. 

Tiêu chí đối với rèm lá dọc sau khi lắp đặt 

Trước khi đi tìm hiểu cách lắp rèm lá dọc, bạn cần phải hiểu các yêu cầu của rèm lá dọc sau được hoàn thiện. Sản phẩm sau khi thực hiện theo cách lắp rèm lá dọc cần phải đáp ứng được các tiêu chí sau:

Tiêu chí đối với rèm lá dọc sau khi lắp đặt 

  • Tính thẩm mỹ: Rèm nên được lắp cân đối với cửa sổ và không nên bị lệch lạc hoặc méo mó. Đảm bảo rằng các thanh lá dọc được cắt chính xác để không bị lớn hoặc nhỏ hơn so với kích thước của cửa sổ.
  • Điều khiển dễ dàng: Đảm bảo rằng cơ chế điều khiển rèm hoạt động một cách trơn tru và an toàn. Khi cần, có thể điều khiển đóng và xoay các lá dọc một cách dễ dàng và không gặp khó khăn.
  • Tính an toàn và độ bền: Rèm sau khi lắp đặt phải đảm bảo độ chắc chắn trong quá trình sử dụng, không có dấu hiệu lung lay hoặc rơi xuống. Kiểm tra xem các bộ phận lắp đặt như thanh chắn, bản lề, và các điểm kết nối có được gắn chặt không, tránh để lại dây kéo hoặc cơ chế mở/rút rèm có thể gây nguy hiểm cho trẻ em và thú cưng trong nhà.

Xem thêm >> Bật mí 5 cách chọn rèm cửa phù hợp cho ngôi nhà

Cách lắp rèm lá dọc chi tiết

Dưới đây là hướng dẫn cách lắp rèm lá dọc chuẩn, đơn giản nhất. Bạn tham khảo để có thể lắp đặt thành công nhé: 

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho quá trình lắp đặt 

  • Rèm lá dọc và các phụ kiện: Bao gồm các lá rèm, thanh treo rèm, bát giá đỡ. Các lá rèm sẽ tạo khả năng che ánh sáng và bảo vệ sự riêng tư. Thanh treo rèm giữ cho các lá rèm ở vị trí cố định và hỗ trợ cơ chế mở/rút rèm. Dây kéo giúp điều khiển chuyển động mở/rút của rèm.
  • Máy khoan bê tông và mũi khoan: Dùng để tạo lỗ trên bề mặt tường hoặc trần để lắp đặt thanh treo rèm và các phụ kiện. Mũi khoan cần phải tương ứng với kích thước của ốc vít bạn sử dụng.
  • Thước đo và thước thủy: Thước đo dùng để đo kích thước chính xác của cửa sổ hoặc không gian bạn muốn lắp đặt rèm. Thước thủy giúp đảm bảo rằng rèm được lắp đặt thẳng và cân đối.
  • Búa: Búa có thể được sử dụng để đóng các ốc vít, đinh hoặc các bộ phận lắp đặt vào chỗ cần thiết. Nó cũng có thể được dùng để kiểm tra tính ổn định của các bộ phận sau khi lắp đặt.
  • Tắc kê: Tắc kê giúp bạn định vị chính xác các điểm lắp đặt trước khi tiến hành khoan lỗ. Điều này đảm bảo rằng bạn sẽ lắp đặt rèm ở đúng vị trí mong muốn.
  • Tua vít: Tua vít được sử dụng để gắn chặt các bộ phận và phụ kiện lắp đặt, gồm thanh treo rèm và các bộ phận khác.

Bước 2: Xác định vị trí lắp giá đỡ rèm lá dọc 

Có thể lắp đặt giá đỡ bên trong hoặc bên ngoài cửa sổ. Việc lắp đặt giá đỡ bên trong sẽ giúp tiết kiệm diện tích hơn tuy nhiên độ che phủ nắng sẽ không được 100% do có khoảng hở ở hai bên. Ngược lại, nếu lắp đặt giá đỡ bên ngoài sẽ khiến chiếm nhiều diện tích hơn nhưng độ che phủ nắng tốt hơn. 

cách lắp rèm lá dọc

Sau khi xác định cách lắp đặt, xác định vị trí cần khoan, tiếp đó dùng bút chì đánh dấu vị trí đó. Chú ý khoảng cách giá đỡ đảm bảo cân bằng và cách tường tối thiểu 75mm, bên hông sẽ cách tường khoảng 50mm. Tuỳ vào diện tích của cửa/ kích thước rèm mà sẽ có số lượng giá đỡ hay vị trí cần khoan cụ thể. 

=>> Xem thêm: Cách lắp thanh treo rèm cửa chuẩn kỹ thuật đơn giản tại nhà

Bước 3: Khoan, bắn vít và lắp giá đỡ rèm lá dọc

Bạn dùng khoan bê tông khoan vào vị trí đã đánh dấu trước đó, sau đó bỏ tắc kê, dùng tô vít gắn giá đỡ. 

cách lắp rèm lá dọc

Cuối cùng, lắp thanh treo của rèm lá dọc lên bằng cách nghiêng thanh rèm lá gắn vào đầu móc của bát giá đỡ sau đó dùng tay ấn nhẹ để phần sau thanh treo vào.  

Bước 4: Khoan và gắn chốt cố định dây kéo rèm 

Bạn thả dây kéo rèm ra thẳng gắn chốt, dùng bút chì để đánh dấu vị trí lỗ bắt vít. Dùng khoan để khoan vào vị trí đã đánh dấu sau đó dùng con ốc cố định chốt. 

cách lắp rèm lá dọc

Bước 5: Gắn lá rèm vào thanh 

Xoay sao cho các đầu móc để kết nối các lá sang trái hoặc sang phải, sau đó gắn lá vào thanh. Lưu ý phần dưới của lá dọc có các dây để kết nối các tấm lá với nhau, bạn có thể cắt để rèm có thể dạt ra hai bên. 

cách lắp rèm lá dọc

Như vậy, trên đây là cách lắp rèm lá dọc hoàn chỉnh. Sau khi hoàn tất, bạn chỉ việc kiểm tra xem lá đã được lắp chính xác chưa, hoạt động có tốt không? Nếu gặp trục trặc trong quá trình điều chỉnh tấm lá thì phải sửa chữa ngay hoặc lắp lại để rèm hoạt động tốt, tránh làm giảm tính thẩm mỹ. 

=>> Xem thêm cách lắp các loại rèm khác tại: Hướng dẫn cách lắp rèm cửa đơn giản, chuẩn đẹp

Với cách lắp rèm lá dọc chuyên nghiệp trên của Rèm Thanh Phượng, tin rằng bạn có thể tự hoàn thành việc lắp đặt cho không gian căn nhà. Nếu có nhu cầu mua sắm rèm cửa và sử dụng dịch vụ lắp đặt rèm miễn phí đừng quên liên hệ với Rèm Thanh Phượng qua hotline/Zalo: 097.836.3333 – 094.868.6666 để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng nhất nhé. 

Đánh giá