Hướng dẫn lắp đặt rèm cửa sổ tại nhà chuẩn kỹ thuật
Rèm cửa là vật dụng cần thiết trong nhà giúp hạn chế ánh sáng vào nhà và tạo sự riêng tư trong căn phòng. Đồng thời rèm cửa có thể làm vật trang trí khi kéo kín. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chủ nhà những cách lắp rèm cửa sổ đúng kỹ thuật, nhanh và an toàn.
Lắp rèm cửa sổ có lâu không?
So với việc lắp rèm cửa chính thì lắp rèm cửa sổ đơn giản hơn. Lý do là bởi rèm cửa sổ có kích thước nhỏ gọn hơn so với rèm cửa chính, ngoài ra các phụ kiện rèm cửa sổ cũng thường nhỏ gọn hơn vậy nên rất dễ di chuyển trong quá trình lắp đặt.

Bên cạnh đó, rèm cửa sổ cũng thường được treo lên khung cửa sổ bằng cách thanh treo không cần sử dụng hệ thống treo rèm phức tạp như rèm cửa lớn. Chính vì vậy, việc lắp rèm cửa sổ có vẻ “dễ ăn” hơn so với rèm cửa lớn.
Chuẩn bị trước khi lắp đặt rèm cửa sổ
Trước khi lắp rèm cửa sổ, chủ nhà cần chuẩn bị các vật liệu, vật dụng sau đây:
Chuẩn bị bộ rèm cửa
Gia chủ cần chọn loại rèm phù hợp với nhu cầu sử dụng và phong cách trang trí của căn phòng. Ví dụ căn phòng theo phong cách hiện đại ưu tiên chọn loại rèm vải treo, trơn màu hoặc rèm Roman. Căn phòng có phong cách tân cổ điển cũng chọn loại rèm tương tự như có thêm hoa văn trang trí kết hợp màu sắc trang nhã. Còn phòng theo phong cách tối giản, gọn gàng nên dùng rèm cuốn hoặc rèm Roman.
Tiếp theo cần đo kích thước cửa sổ tương xứng với rèm. Với loại rèm treo, kích thước rèm lớn hơn kích thước cửa: hai bên thừa 10 – 20cm và trên dưới thừa 20 – 30 cm. Chân rèm không chạm sàn và dài hơn 10cm với cửa sổ. Với loại rèm cuốn và rèm Roman kích thước rèm sẽ bằng với kích thước cửa.
=>> Chi tiết tại: Cách chọn rèm cửa phù hợp
Chuẩn bị dụng cụ lắp rèm chuyên dụng
Ngoài rèm cửa đã chuẩn bị sẵn, bạn cần chuẩn bị thêm các dụng cụ và vật liệu sau để lắp rèm cửa sổ:
- Thanh treo rèm và các phụ kiện đi kèm: Thanh treo rèm là phần cốt lõi của hệ thống rèm cửa, giúp giữ rèm cửa cố định. Các phụ kiện đi kèm như giá đỡ, móc treo, vít, nở, bu lông giúp bạn gắn chắc chắn thanh treo lên tường hoặc khung cửa.
- Dây kéo: Dây kéo thường được sử dụng cho rèm cuốn và rèm Roman để điều khiển việc mở và đóng rèm một cách dễ dàng, điều chỉnh độ cao của rèm và giữ cho rèm cửa luôn ở vị trí mong muốn.
- Thang hoặc ghế thang: Những dụng cụ này giúp bạn tiếp cận các vị trí cao hơn, như khi lắp đặt rèm cửa sổ ở trên. Điều này đảm bảo bạn có thể làm việc một cách an toàn và dễ dàng trên các vị trí khó tiếp cận.
- Máy khoan, ốc vít, nở, bu lông, tắc kê: Đây là dụng cụ và vật liệu cần thiết để gắn chắc chắn thanh treo và các phần của rèm lên tường hoặc khung cửa. Máy khoan được sử dụng để khoan lỗ, ốc vít, nở, bu lông và tắc kê được sử dụng để gắn cố định thanh treo.
- Khăn lau, giá đỡ hứng bụi, găng tay:
- Khăn lau: Dùng để lau sạch bụi, dơ bẩn trước khi lắp rèm và sau khi hoàn thành để đảm bảo rèm cửa sạch sẽ.
- Giá đỡ hứng bụi: Đặt dưới vị trí làm việc để hứng bụi và mảnh vụn khi bạn khoan lỗ hoặc gắn các bộ phận rèm.
- Găng tay: Để bảo vệ tay khỏi các vật liệu sắc nhọn, bụi bẩn.
Tất cả những dụng cụ và vật liệu trên đều đóng vai trò quan trọng trong việc lắp đặt rèm cửa sổ một cách an toàn và hiệu quả. Trước khi bắt đầu, luôn đảm bảo bạn đã đọc hướng dẫn từ nhà sản xuất và tuân theo các biện pháp an toàn khi làm việc.
Xác định vị trí treo rèm
Vị trí treo rèm cách phía trên mép cửa 10 – 30cm với rèm treo tùy theo thiết kế.Với rèm cuốn và rèm Roman là phía dưới mép cửa sổ, cách mép khoảng 3 – 7cm. Sau khi đã xác định khoảng cách của rèm với cửa, tiếp theo chủ nhà cần đánh dấu vị trí cố định rèm để tiến hành khoan bắt vít.

=>> Xem: Hướng dẫn lắp thanh treo rèm cửa chuẩn kỹ thuật để hiểu hơn về tầm quan trọng của vị trí lắp rèm
Cách lắp đặt rèm cửa sổ các loại đúng kỹ thuật
Rèm cửa sổ có rất nhiều loại từ rèm vải, rèm cầu vồng, rèm cuốn cho đến rèm gỗ, rèm lá dọc,… Rèm Thanh Phượng sẽ hướng dẫn bạn lắp từng loại rèm trên cho cửa sổ.
Lắp rèm vải treo cửa sổ
Rèm treo cửa sổ là dạng rèm cửa sổ cỡ lớn, bao phủ tràn ra mép cửa sổ. Rèm này được treo trên một thanh treo lớn hình trụ, kết nối bằng các móc rèm di động. Loại rèm này được làm từ nhiều chất liệu như vải, len, lụa, cotton, polyester hoặc các chất liệu tổng hợp khác.
Vì có kích thước lớn nên thông thường khi lắp rèm treo cửa sổ cần sự giúp sức của 2 người.
- Bước 1: Khoan bắt vít và lắp đặt thanh treo rèm
- Bước 2: Gắn móc rèm lên thanh treo, kiểm tra tính di động và tính chắc chắn
- Bước 3: Buộc rèm lên móc treo và kiểm tra. Với loại có dây kéo thì cần kết nối dây kéo với hệ móc treo rèm
Cách lắp rèm vải treo cho cửa sổ có nhiều điểm tương đồng với lắp tại cửa lớn. Bạn có thể tham khảo thêm tại: Hướng dẫn cách lắp rèm vải đơn giản, chuẩn đẹp.
Lắp rèm cuốn – rèm cầu vồng cửa sổ
Rèm cuốn cửa sổ là dạng rèm được kéo cuộn tròn bằng cơ chế cuốn tự động hoặc kéo dây. Rèm thường được gắn trực tiếp lên khung cửa sổ, kích thước vừa với khung cửa. Rèm cuốn thường được làm từ vải, vinyl hoặc chất liệu nhựa tổng hợp khác.

Khi lắp rèm cuốn chỉ cần 1 người lắp.
- Bước 1: Khoan bắt vít và lắp thanh cuốn rèm
- Bước 2: Gắn giá đỡ lên thanh cuốn rèm
- Bước 3: Buộc dây cuốn vào giá đỡ và gắn lên thanh cuốn rèm, sau đó kiểm tra
Lắp rèm Roman – rèm gỗ treo cửa sổ
Rèm Roman là dạng rèm cửa sổ xếp gọn lên nhau thành từng nếp gấp với cấu tạo là những mảnh vải song song bằng nhau. Cái tên rèm Roman lấy cảm hứng từ chiếc váy gấp truyền thống của người La Mã cổ đại. Rèm có kích thước vừa với khung cửa rổ hoặc cao hơn mép trên.

Rèm gỗ được cấu tạo từ các thanh gỗ tự nhiên dẹt, rộng khoảng 5cm, xếp ngang, kết nối bằng hệ thống dây kéo hai đầu. Rèm gỗ có khoảng hở để lấy sáng vừa đủ mà vẫn giữ được sự riêng tư bên trong. Vật liệu gỗ sử dụng cho rèm là gỗ bách, gỗ sồi, gỗ thông tuyết hoặc nhựa sơn giả gỗ.

Khi lắp rèm Roman chỉ cần 1 người thao tác, tuy nhiên lắp rèm gỗ nặng hơn nên cần 2 người để đảm bảo an toàn.
- Bước 1: Khoan bắt vít và lắp thanh treo rèm
- Bước 2: Gắn móc treo lên thanh treo
- Bước 3: Buộc dây rèm vào móc treo rồi treo lên thanh treo rèm
- Bước 4: Lắp dây kéo vào giá đỡ, sau đó kiểm tra
Một số lưu ý khi lắp đặt rèm cửa sổ tại nhà
Cách lắp rèm cửa sổ tại nhà không quá phức tạp. Tuy nhiên với lần đầu tiên, bạn nên làm theo tuần tự từng bước được hướng dẫn ở trên để nắm được cách lắp đặt an toàn nhất, đảm bảo tính thẩm mĩ cũng như độ bền của rèm. Ngoài ra, gia chủ muốn tự lắp rèm cửa sổ tại nhà, cũng cần lưu ý một số điểm sau:
Không dùng thanh treo rèm quá ngắn
Khi chọn thanh treo rèm cửa sổ, bạn nên chọn thanh treo có chiều dài lớn hơn chiều rộng của cửa. Điều này vừa đảm bảo tạo đủ diện tích để có thể buộc cố định các tấm vải rèm ở hai bên cửa khi không cần che sáng.
Ngoài ra, dùng khung treo rèm dài hơn cửa cũng có tác dụng giúp khung cửa trông có vẻ lớn hơn thực tế. Thông thường, thanh treo rèm cần dài hơn chiều rộn cửa sổ từ 25 đến 35cm.
Chọn rèm có độ dài vừa phải
Khi lựa chọn kích thước rèm, hãy cân nhắc kỹ lưỡng và đo đạc cửa sổ một cách chính xác để đảm bảo rằng bạn sẽ có một bản thiết kế hoàn hảo, thể hiện phong cách riêng của bạn và tạo nên không gian sống đẹp mắt.
Với rèm vải, để rèm trở nên có tính thẩm mỹ hơn, một nguyên tắc quan trọng mà bạn nên ghi nhớ là đảm bảo rằng chiều rộng của rèm ít nhất là khoảng 2,5 lần chiều rộng thực tế của cửa sổ. Bằng cách này, khi bạn kéo rèm ra, chúng sẽ có độ rộng đủ lớn để che phủ toàn bộ vùng cửa sổ mở, tạo ra vẻ thẩm mỹ và sự cân đối cho không gian.
Tuy nhiên, với rèm cuốn và rèm Roman, chỉ nên chọn kích thước rèm vừa đủ để chúng che phủ cửa sổ để việc điều khiển chúng dễ dàng hơn và đảm bảo tính ứng dụng và thẩm mỹ cao nhất.
Đặt thanh treo cao hơn khung cửa
Thực tế đã chứng minh rằng, khi thanh treo rèm được đặt ở vị trí cao hơn, không chỉ tạo ra một diện mạo trang nhã hơn cho căn phòng, mà còn mang lại sự mở rộng cho không gian cho cửa sổ. Hơn nữa, điều này tạo nên một sự kết nối hài hòa giữa không gian nội thất và ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài.
Do đó, khi bạn quyết định đặt thanh treo rèm, nên xem xét việc đặt nó ở một khoảng cách cao hơn so với cửa sổ. Một gợi ý dành cho bạn là đặt thanh treo gần hơn với trần nhà, cao hơn cửa sổ, tối thiểu cách cửa sổ 12 cm.

Rèm Thanh Phượng – Đơn vị lắp đặt rèm cửa sổ uy tín tại Hà Nội
Việc lắp rèm cửa sổ tại nhà khá đơn giản và chủ nhà hoàn toàn có thể tự làm được. Tuy nhiên nếu bạn muốn rèm được lắp đặt chắc chắn, bền bỉ hãy liên tới Rèm Thanh Phượng. Không chỉ bán rèm cửa sổ, Rèm Thanh Phượng còn hỗ trợ khách hàng dịch vụ lắp rèm cửa tại nhà Hà Nội trọn gói.

Chúng tôi đảm bảo rèm được lắp đúng kỹ thuật và an toàn cho người sử dụng. Rèm khi lắp được đo đạc cẩn thận, đảm bảo hoàn hảo về mặt thẩm mỹ cho nhà bạn. Và tất nhiên chủ nhà sẽ không tốn thời gian, công sức để lắp rèm cũng như vệ sinh rèm sau khi lắp.
Chỉ với 3 bước, chủ nhà đã có thể tự lắp rèm cửa sổ cho nhà mình. Nhưng nếu không có thời gian lắp đặt, hãy để Rèm Thanh Phượng giúp bạn công việc đó miễn phí. Truy cập ngay website hoặc tới cửa hàng Rèm Thanh Phượng để chọn ngay mẫu rèm đẹp nhất cho nhà mình nhé!
Hệ thống cửa hàng Rèm Thanh Phượng:
- Cửa hàng 1: 563 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội
- Cửa hàng 2: S2.08 Vinhome Ocean Park, Gia Lâm, Hà Nội
- Cửa hàng 3: S2.03 Vinhomes Smart City Tây Mỗ, Hà Nội
- Hotline: 094 868 6666
- Website: www.remthanhphuong.com.